Thoát ung thư di căn nhờ kỹ thuật lần đầu áp dụng ở Việt Nam. Sau khi mổ ung thư trực tràng, nhiều người tái khám lại phát hiện khối hạch di căn lớn, nếu hóa trị cũng chưa chắc mang lại kết quả tốt.
Bà Quỳnh Lan (46 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) mổ ung thư trực tràng cách đây 2 năm. Khi tái khám phát hiện khối hạch di căn 50 mm vùng chậu bên trái.
Trên phim chụp cũ của người bệnh đã có hạch chậu 8 mm, nhưng không được phẫu thuật.
Theo TS BS Nguyễn Hữu Thịnh – Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM bình thường trường hợp này sẽ được chỉ định hóa trị tiếp nhưng cơ may triệt để là không còn.
Sau khi trao đổi với người bệnh, ê-kíp song khoe bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa đã quyết định phẫu thuật nội soi nạo hạch chậu bên trái cho người bệnh.
Sau ca mổ, kết quả quá bất ngờ khi các tế bào ung thư trong người bà Lan đã được lấy ra ngoài.
TS BS Nguyễn Hữu Thịnh cho hay ung thư đại trực tràng chiếm 9% tần suất các loại ung thư. Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng đứng trong top 5 bệnh ung thư thường gặp và đứng hàng thứ hai trong các bệnh lý ác tính đường tiêu hóa.
Theo báo cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới thực hiện năm 2012 tại Việt Nam thì tỉ lệ ung thư đại trực tràng là 11,47/100.000 dân đối với nam, tỉ lệ này ở nữ là 6,11/100.000 dân.
Trong đó, trực tràng là vị trí ung thư thường gặp nhất trên toàn bộ khung đại tràng, chiếm khoảng 20% – 40%.
Độ tuổi mắc bệnh của ung thư đại trực tràng thường là tuổi trung niên và tuổi già, tần suất cao nhất trong độ tuổi 60 – 70 tuổi.
Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho thấy ung thư đại trực tràng vẫn gặp ở người trẻ với tỉ lệ mắc bệnh trung bình khoảng 2% – 10%. Ở người trẻ, ung thư trực tràng có độ ác tính cao và tiên lượng xấu hơn so với người lớn tuổi.
"Các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn đáng tin cậy và nên chỉ sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo chính xác, không được lạm dụng để vi phạm các quy định pháp luật."